Hướng dẫn cách vệ sinh lò nướng hiệu quả.
Lò nướng là thiết bị nhà bếp được nhiều bà nội trợ sử dụng khá phổ biến hiện nay, do nhưu cầu chế biến món ăn ngày càng đa dạng, phong phú hơn của chị em. Tuy nhiên trong quá trình nấu ăn, theo thời gian các mảng bám thức ăn sẽ bám vào các thành của lò nướng, két vào lò rất khó lau khi chỉ dùng khăn thông thường, nó còn làm ảnh hưởng đến hương vị của các món ăn khác nữa . Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn vệ sinh lò một cách hiệu quả nhất.
Các loại lò thông dụng
Trên thị trường có khá là nhiều loại khác nhau, từ quy mô công nghiệp cho tới gia đình. Cách thức sử dụng và vệ sinh của chúng cũng khác nhau. Chúng ta sẽ đề cập đến 3 loại lò nướng chính được thiết kế cho các hộ gia đình:
- Lò nướng tự làm sạch (Self-cleaning oven) là loại lò sử dụng nhiệt độ cao đến mức mọi mẩu vụn thức ăn vào dầu mỡ có thể bị đốt thành than (để làm sạch lò).
- Lò nướng chống dính (Textured oven) hay lò liên tục làm sạch (continuous cleaning oven) là loại lò được phủ một lớp men chống dính, lớp men này giúp thức ăn không bám dính vào thành lò và chúng sẽ bị đốt cháy trong quá trình bạn dùng lò để nướng bánh hay các thức ăn khác.
- Lò nướng thông thường (regular oven) không có bất kỳ tính năng nào kể trên, bạn phải tự làm sạch lò bằng tay.
Do các khác biệt như vậy, nên kỹ thuật vệ sinh từng lò cũng có đôi nét không giống nhau. Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào cách vệ sinh từng loại lò một.
* Lò tự làm sạch
Các bạn có thể xem thêm:
- Cách sử dụng máy rửa bát hiệu quả nhất.
Bước 1 - Chuẩn bị
Bước 2 - Gỡ bỏ các khay/vỉ để nướng
- Đặt chúng vào trong các thau chậu có pha sẵn nước với dung dịch rửa chén bát
Bước 3 - Bật chế độ tự làm sạch
- Đóng cửa lò lại và bật chế độ này lên. Lò sẽ được đun nóng trong khoảng nhiệt độ 430 - 480 °C (hay 800 - 900 °F).
- Cần đảm bảo cửa lò đóng để tránh gây nguy hiểm và giảm thất thoát nhiệt. Nếu lò không đóng cửa được thì bạn phải có vật dụng gì đó để cảnh báo nguy hiểm tránh lại gần.
Thời gian tự làm sạch từ 2 - 6 giờ tuỳ theo lò. Thức ăn vương vãi và dầu mỡ sẽ bị đốt hết thành than.
- Sau khi lò tự làm sạch, bạn để lò nguội trong 2 giờ trước khi bắt đầu bước kế tiếp.
Bước 4 - Quét dọn lò
- Bạn mở cửa lò và dùng bàn chải hoặc cọ để quét tro than ra ngoài. Tiếp đó lau lại mặt trong lò bằng miếng khăn ướt.
Bước 5 - Lau sạch lò
- Dùng một khăn sạch khác kết hợp với dung dịch vệ sinh nhà bếp để lau lại mặt trong cùng cửa kính của lò. Hoặc bạn cũng có thể pha giấm và nước để làm việc trên.
Bước 6 - Vệ sinh các khay/vỉ
- Chà các khay này trong nước xà phòng. Rửa lại lần nữa với nước sạch và phơi khô. Sau đó đặt lại vào lò.
* Lò chống dính
- Do lò này thức ăn và dầu mỡ bị đốt sẵn trong quá trình nướng. Bạn không cần "nhiêu khê" như lò tự làm sạch ở trên.
Bước 1 - Gỡ bỏ các khay/vỉ để nướng
- Thực hiện tương tự như lò tự làm sạch
Bước 2 - Lau sạch lò
- Dùng cọ hay vải mềm để lau bên trong lò. Tránh dùng các dụng cụ quét dọn có đầu cứng hoặc chất tẩy rửa mạnh gây trầy xước lớp men của lò. Sau đấy dùng khăn ướt hoặc bọt xốp để vệ sinh lần cuối. - Dung dịch giấm được khuyến khích dùng cho loại lò này.
- Chỉ lau lò khi lò đã nguội.
Bước 3 - Vệ sinh các khay/vỉ
- Thực hiện tương tự như lò tự làm sạch
* Lò thông thường
Bước 1 - Gỡ bỏ các khay/vỉ để nướng
Bước 2 - Pha chất tẩy rửa
- Pha 1 lít nước với 4 thìa bột nở (baking soda hay NaHCO3) và đổ vào bình xịt. Bạn có thể cho thêm nước nếu bình chưa đầy. Đừng quên lắc đều để hoà tan bột với nước.
Bước 3 - Phun nước vào lò
- Phun dung dịch tẩy rửa trên vào trong thành lò. Chú ý các góc hoặc những vị trí có nhiều chất bám dính, cho đến khi nào lớp than (carbon) bị tan đi hết.
- Nếu như lò của bạn bị bám bụi nặng, hãy tăng nồng độ bột nở lên (số thìa) trong một lần pha để đạt hiệu quả hoà tan tốt hơn.
Bước 4 - Chờ khoảng 1 giờ
- Sau khi đã phun dung dịch tẩy vào trong, bạn chờ 1 giờ để dung dịch có tác dụng. Sau đó kiểm tra lại xem các vết bám dính đã bong ra chưa. Nếu chưa, hãy phun tiếp dung dịch vào các vị trí đó và chờ thêm 1 giờ nữa. Nếu mọi vết bẩn đã bong hết, hãy tiến hành bước tiếp theo.
Bước 5 - Quét dọn lò
- Dùng loại đồ nạo đủ mạnh để quét lớp than vừa bong ra khỏi lò. Bạn có thể đeo găng để tránh bị muội than bám vào tay. Phối hợp thêm dung dịch bột nở để giúp việc quét dọn dễ dàng hơn. Sau cùng dùng bàn chải hoặc cọ để làm sạch toàn bộ lò.
Bước 6 - Phun nước lần nữa
- Dùng tiếp dung dịch bột nở xịt vào trong lò để đảm bảo làm sạch hoàn toàn. Chờ thêm 1 giờ nữa cho phản ứng có tác dụng.
Bước 7 - Lau sạch lò
- Đến bước này, gần như lò đã sạch. Bạn có thể dùng khăn tẩm nước giấm để lau lần cuối. Trong trường hợp lò vẫn còn chất bẩn bám dính, thì đây là 2 cách "cuối cùng":
- Dùng chất rửa lò công nghiệp. Nhưng các chất này có mùi khá khó chịu nên bạn phải cẩn thận khi dùng. Tuỳ theo hãng mà bạn đọc hướng dẫn sử dụng cụ thể để áp dụng
- Dùng dung dịch... amoniac. Bạn phun loại hoá chất đặc biệt này vào các vị trí "cứng đầu" và chờ khoảng 30' để phản ứng xảy ra. Sau đó làm sạch như các bước nêu trên
Bước 8 - Vệ sinh các khay/vỉ
- Thực hiện tương tự như lò tự làm sạch
Lưu ý khi sử dụng lò nướng
- Với tất cả các công việc nhọc nhằn kể trên, đặc biệt với loại lò thông thường. Bạn có thể thấy việc vệ sinh lò khá vất vả và nên hạn chế việc làm bẩn lò càng nhiều càng tốt. Sau đây là 2 lời khuyên:
- Đặt tấm lót dầu mỡ bên dưới. Nếu bạn nướng các món dễ dây bẩn như thịt cá, barbeque... hãy đặt một tấm lót bên dưới trước khi nướng để chúng hứng dầu mỡ
- Vệ sinh ngay trong khi nướng. Nếu chẳng may có gì đó rơi xuống thành lò khi bạn đang nướng, hãy rắc vài nhúm muối lên vị trí đó (cẩn thận khi làm), đóng lò lại và tiếp tục nướng cho xong. Sau khi đã nướng xong, tắt lò và dùng một miếng bọp xốp để lau ngay lập tức. Dùng nước giấm nếu vết bẩn không bong ngay lập tức.
Tham khảo thêm một số mẫu lò nướng tại đây : http://bepdongduong.vn/lo-nuong.html
Theo WikiHow
Các loại lò thông dụng
Trên thị trường có khá là nhiều loại khác nhau, từ quy mô công nghiệp cho tới gia đình. Cách thức sử dụng và vệ sinh của chúng cũng khác nhau. Chúng ta sẽ đề cập đến 3 loại lò nướng chính được thiết kế cho các hộ gia đình:
- Lò nướng chống dính (Textured oven) hay lò liên tục làm sạch (continuous cleaning oven) là loại lò được phủ một lớp men chống dính, lớp men này giúp thức ăn không bám dính vào thành lò và chúng sẽ bị đốt cháy trong quá trình bạn dùng lò để nướng bánh hay các thức ăn khác.
- Lò nướng thông thường (regular oven) không có bất kỳ tính năng nào kể trên, bạn phải tự làm sạch lò bằng tay.
Do các khác biệt như vậy, nên kỹ thuật vệ sinh từng lò cũng có đôi nét không giống nhau. Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào cách vệ sinh từng loại lò một.
* Lò tự làm sạch
Các bạn có thể xem thêm:
- Cách sử dụng máy rửa bát hiệu quả nhất.
Bước 1 - Chuẩn bị
- Chọn một khoảng thời gian trong ngày mà khu vực bếp núp ít sử dụng nhất. Ngoài ra, giữ cho trẻ nhỏ và thú cưng tránh xa khu vực đặt lò vì lò vệ sinh ở nhiệt độ cao, sẽ gây nguy hiểm nếu vô tình tiếp xúc với lò.
- Bạn cần mở cửa sổ hoặc cửa hông nhà bếp để mùi của lò bay ra ngoài, tránh vương bám lại trong nhà của bạn.Bước 2 - Gỡ bỏ các khay/vỉ để nướng
Bước 3 - Bật chế độ tự làm sạch
- Cần đảm bảo cửa lò đóng để tránh gây nguy hiểm và giảm thất thoát nhiệt. Nếu lò không đóng cửa được thì bạn phải có vật dụng gì đó để cảnh báo nguy hiểm tránh lại gần.
Thời gian tự làm sạch từ 2 - 6 giờ tuỳ theo lò. Thức ăn vương vãi và dầu mỡ sẽ bị đốt hết thành than.
- Sau khi lò tự làm sạch, bạn để lò nguội trong 2 giờ trước khi bắt đầu bước kế tiếp.
Bước 4 - Quét dọn lò
Bước 5 - Lau sạch lò
Bước 6 - Vệ sinh các khay/vỉ
* Lò chống dính
- Do lò này thức ăn và dầu mỡ bị đốt sẵn trong quá trình nướng. Bạn không cần "nhiêu khê" như lò tự làm sạch ở trên.
Bước 1 - Gỡ bỏ các khay/vỉ để nướng
Bước 2 - Lau sạch lò
- Chỉ lau lò khi lò đã nguội.
Bước 3 - Vệ sinh các khay/vỉ
* Lò thông thường
Bước 1 - Gỡ bỏ các khay/vỉ để nướng
- Thực hiện tương tự như lò tự làm sạch
Bước 2 - Pha chất tẩy rửa
Bước 3 - Phun nước vào lò
- Nếu như lò của bạn bị bám bụi nặng, hãy tăng nồng độ bột nở lên (số thìa) trong một lần pha để đạt hiệu quả hoà tan tốt hơn.
Bước 4 - Chờ khoảng 1 giờ
Bước 5 - Quét dọn lò
Bước 6 - Phun nước lần nữa
Bước 7 - Lau sạch lò
- Dùng chất rửa lò công nghiệp. Nhưng các chất này có mùi khá khó chịu nên bạn phải cẩn thận khi dùng. Tuỳ theo hãng mà bạn đọc hướng dẫn sử dụng cụ thể để áp dụng
- Dùng dung dịch... amoniac. Bạn phun loại hoá chất đặc biệt này vào các vị trí "cứng đầu" và chờ khoảng 30' để phản ứng xảy ra. Sau đó làm sạch như các bước nêu trên
Bước 8 - Vệ sinh các khay/vỉ
Lưu ý khi sử dụng lò nướng
- Với tất cả các công việc nhọc nhằn kể trên, đặc biệt với loại lò thông thường. Bạn có thể thấy việc vệ sinh lò khá vất vả và nên hạn chế việc làm bẩn lò càng nhiều càng tốt. Sau đây là 2 lời khuyên:
Tham khảo thêm một số mẫu lò nướng tại đây : http://bepdongduong.vn/lo-nuong.html
Theo WikiHow
Không có nhận xét nào